Sự sụp đổ của nước Pháp và việc thành lập chính phủ Vichy Chính_phủ_Vichy

Đoạn viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp hoàn thiện đoạn viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (August 2008)

Pháp tuyên chiến với Đức ngày 3 tháng 9 năm 1939 sau khi Đức xâm lược Ba Lan. Sau tám tháng chiến tranh kỳ quặc, người Đức tung ra cuộc tấn công về hướng tây ngày 10 tháng 5 năm 1940. Trong vài ngày, mọi sự trở nên rõ ràng rằng các lực lượng Pháp đang bị đè bẹp và rằng sự sụp đổ quân sự là không thể tránh khỏi. Chính phủ và các lãnh đạo quân đội, bị sốc nặng trước sự sụp đổ, tranh cãi nhau về cách tiếp tục hành động. Nhiều quan chức, gồm cả Thủ tướng Paul Reynaud, muốn dời chính phủ về các lãnh thổ Bắc Phi, và tiếp tục cuộc chiến với Hải quân và những nguồn lực khác từ thuộc địa. Những người khác, đặc biệt là Phó thủ tướng Philippe Pétain và Tổng tư lệnh, Tướng Maxime Weygand, nhấn mạnh rằng trách nhiệm của chính phủ là phải ở lại Pháp và chia sẻ sự khó khăn với nhân dân. Những người có quan điểm sau này kêu gọi một sự ngừng bắn ngay lập tức.

Trong khi cuộc tranh cãi đang tiếp tục, chính phủ bị buộc phải dời địa điểm nhiều lần, cuối cùng về Bordeaux, để tránh bị các lực lượng Đức đang tấn công bắt giữ. Việc liên lạc rất khó khăn và hàng nghìn thường dân tị nạn làm tắc nghẽn các tuyến đường. Trong hoàn cảnh hỗn loạn đó, những người ủng hộ việc ngừng bắn được ủng hộ. Nội các đồng ý một đề xuất tìm kiếm các thỏa thuận ngừng bắn với Đức, với ý nghĩ rằng, nếu Đức đặt ra những điều kiện quá mất mặt hay khó khăn, Pháp sẽ vẫn có thể lựa chọn tiếp tục chiến đấu. Tướng Charles Huntziger, người đứng đầu phái đoàn đàm phán ngừng bắn của Pháp, được ra lệnh ngừng đàm phán nếu người Đức yêu cầu chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Mẫu quốc Pháp, hạm đội pháp hay bất kỳ một lãnh thổ hải ngoại nào của Pháp. Người Đức đã không làm như vậy.

Pháp đình chiến với Đức

Thủ tướng Paul Reynaud ủng hộ tiếp tục cuộc chiến, từ Bắc Phi nếu cần thiết; tuy nhiên, ông nhanh chóng bị những người ủng hộ đầu hàng loại bỏ. Đối diện với tình thế không thể thay đổi, Reynaud từ chức, và theo đề cử của ông, Tổng thống Albert Lebrun chỉ định Pétain, khi ấy đã 84 tuổi, lên thay thế ngày 16 tháng 6. Thỏa thuận Ngừng bắn với Pháp (Second Compiègne) được ký ngày 22 tháng 6. Một thỏa thuận riêng biệt khác được ký với Italia, nước đã tham chiến với Pháp ngày 10 tháng 6, ngay sau khi kết quả cuộc chiến đã được định đoạt.

Adolf Hitler có một số lý do để đồng ý với việc ngừng bắn. Ông sợ rằng nước Pháp sẽ tiếp tục cuộc chiến từ Bắc Phi, và muốn đảm bảo rằng Hải quân Pháp bị loại khỏi cuộc chiến. Ngoài ra, việc để lại một chính phủ Pháp sẽ giúp Đức giảm nhẹ rất nhiều gánh nặng quản lý lãnh thổ Pháp, đặc biệt khi ông chuyển những mục tiêu của mình tới Anh Quốc. Cuối cùng, vì người Đức thiếu một hạm đội đủ sức chiếm các lãnh thổ hải ngoại Pháp, khả năng trông cậy thực tế duy nhất của Hitler là khiến người Anh không thể sử dụng các lãnh thổ này để duy trì vị thế của Pháp như một quốc gia độc lập và trung lập.

Các điều kiện đình chiến và cuộc bỏ phiếu ngày 10 tháng 7 năm 1940

Thỏa thuận đình chiến chia nước Pháp thành hai vùng chiếm đóng và không chiếm đóng: miền bắc và miền tây nước Pháp gồm toàn bộ bờ biển Đại Tây Dương bị Đức chiếm, và phần còn lại khoảng hai phần năm lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của chính phủ Pháp, với thủ đô tại Vichy dưới quyền quản lý của Pétain. Vẻ ngoài, chính phủ Pháp quản lý toàn bộ lãnh thổ.

Quân đội Đình chiến

Người Đức muốn tự mình chiếm đóng miền bắc Pháp. Đa phần trong số 1.6 triệu tù binh chiến tranh Pháp, bị chuyển tới Đức vào cuối năm 1940 và sẽ tiếp tục bị giam cầm trong suốt cuộc chiến. Người Pháp bị buộc phải trả các chi phí cho đội quân 300,000 lính Đức, lên tới 20 triệu Reichmark mỗi ngày, tính theo tỷ suất 20 franc trên mỗi Mark. Con số này cao gấp 50 lần chi phí thực cho đội quân chiếm đóng. Chính phủ Pháp cũng có trách nhiệm ngăn chặn các công dân bỏ trốn ra nước ngoài.

Điều IV của Thỏa thuận Đình chiến cho phép một Quân đội Pháp cỡ nhỏ - Quân đội Đình chiến (Armée de l'Armistice) – tại vùng không chiếm đóng, và lực lượng dự phòng quân sự tại Đế chế thuộc địa Pháp hải ngoại. Chức năng của các lực lượng này là giữ an ninh nội bộ và bảo vệ các lãnh thổ Pháp khỏi các cuộc tấn công của Đồng Minh. Các lực lượng Pháp nằm dưới sự quản lý chung của các lực lượng vũ trang Đức.

Sức mạnh chính xác của Quân đội Mẫu quốc Vichy Pháp được ước tính khoảng 3,768 sĩ quan, 15,072 hạ sĩ quan, và 75,360 lính. Tất cả đều là người tình nguyện. Ngoài quân đội, số lượng Gendarmerie (Cảnh sát) được quy định là 60,000 người cộng thêm lực lượng phòng không 10,000 người. Dù có thêm những binh sĩ đã được huấn luyện từ các lực lượng thuộc địa (đã bị cắt giảm về số lượng theo Thỏa thuận Đình chiến), vẫn có một sự thiếu hụt lớn người tình nguyện. Vì thế, 30,000 người thuộc "class of 1939" được bổ sung cho đủ. Ở thời điểm đầu năm 1942 những lĩnh nghĩa vụ này được giải ngũ, nhưng vẫn không có đủ số lượng lính. Sự thiếu hụt này kéo dài tới khi chế độ bị giải tán, dù chính phủ Vichy đã đề nghị người Đức cho thực hiện một hình thức nghĩa vụ quân sự chính quy.

Quân đội Mẫu quốc Pháp Vichy không có xe tăng và các phương tiện thiết giáp khác, và rất thiếu hụt các phương tiện vận tải cơ giới. Những poster tuyển lính còn lại cho thấy một sự nhấn mạnh vào các cơ hội để thực hiện các hoạt động thể chất, gồm cả cưỡi ngựa – thể hiện cả đề cao các lối sống thôn quê và các hoạt động ngoài trời và thực tế về một đội quân nhỏ và thiếu hụt kỹ thuật của chính phủ Vichy. Các đặc điểm truyền thống trước năm 1940 của Quân đội Pháp như những chiếc mũ kepi và những chiếc áo choàng nặng nề (áo choàng lớn có cúc phía sau), bị thay thế bằng những chiếc mũ beret và những bộ đồng phục đơn giản.

Quân đội Đình chiến không được dùng để chống lại các nhóm kháng chiến hoạt động ở miền nam nước Pháp, vai trò này thuộc Milice (dân quân) của chính phủ Vichy. Các thành viên của đội quân thường trực vì thế có thể đảo ngũ với số lượng lớn sang Maquis, sau khi Đức chiếm miền nam nước Pháp và giản tán Quân đội Đình chiến tháng 11 năm 1942. Trái lại Milice tiếp tục cộng tác và là đối tượng bị đàn áp sau khi nước Pháp được Giải Phóng.

Các lực lượng thuộc địa của chính phủ Vichy bị giảm xuống theo các điều khoản của Thỏa thuận Đình chiến; tuy vậy, chỉ riêng ở khu vực Địa Trung Hải, chính phủ Vichy có gần 150,000 lính. Con số này xấp xỉ 55,000 tại Morocco bảo hộ, 50,000 tại Algeria thuộc Pháp, và tới 40,000 in trong "Quân đội Cận Đông" (Armée du Levant), tại Liban Ủy trịSyria Ủy trị. Các lực lượng thuộc địa được cho phép giữ một số phương tiện bọc thép, dù chúng hầu hết là những chiếc xe tăng "loại cũ" từ thời Thế chiến I như Renault FT.

Yêu cầu bắt giữ của Đức

Nước Pháp bị yêu cầu chuyển giao bất kỳ công dân Đức nào trong nước mà người Đức yêu cầu. Pháp cho rằng đây là một điều khoản "mất mặt", bởi nó sẽ khiến Pháp phải áp giải những người đã từng xin tị nạn từ Đức. Những nỗ lực đàm phán về điểm này với Đức đã không thành, và Pháp quyết định không vật nài về vấn đề tới mức phải từ chối Thỏa thuận Đình chiến, dù họ có thể đã hy vọng sẽ giảm nhẹ yêu cầu này trong những cuộc đàm phán tương lai với Đức sau khi ký kết.

Chính phủ Vichy

Ngày 1 tháng 7 năm 1940, Nghị viện và chính phủ nhóm họp tại thị trấn Vichy, thủ đô lâm thời của họ tại miền trung nước Pháp. Laval và Raphaël Alibert bắt đầu chiến dịch của mình để thuyết phục các Thượng, Hạ nghị sĩ có mặt bỏ phiếu trao toàn quyền cho Pétain. Họ sử dụng mọi biện pháp có thể, hứa hẹn những chức vụ bộ trưởng cho một số người và đe dọa cũng như lung lạc những người còn lại. Những người này được hưởng lợi nhờ sự vắng mặt của những nhân vật nổi tiếng, có uy tín, những người có thể phản đối họ, như Georges MandelÉdouard Daladier, khi ấy đang ở trên tàu Massilia tới lưu vong ở Bắc Phi. Ngày 10 tháng 7 Quốc hội, gồm cả các Thượng và Hạ nghị sĩ, bỏ phiếu với tỷ lệ 569 trên 80, với 20 vắng mặt có chủ ý, trao toàn quyền đặc biệt cho Thống chế Pétain. Cũng trong cuộc bỏ phiếu này, họ trao cho ông quyền soạn thảo một hiến pháp mới.[4] Nhóm thiểu số gồm những người Cấp tiếnXã hội phản đối Laval bắt đầu được gọi là Nhóm Vichy 80 (tiếng Pháp: "les quatre-vingts"). Các đại biểu và Thượng nghị sĩ bỏ phiếu trao quyền tuyệt đối cho Pétain sau giải phóng bị lên án trên quan điểm cá nhân.

Tính pháp lý của cuộc bỏ phiếu này đã bị đa số nhà sử học Pháp và tất cả các chính phủ Pháp sau này bác bỏ. Có ba lý do chính được đưa ra:

  • Sự bãi bỏ quy trình pháp lý
  • Việc nghị viện không thể đại diện các quyền lực hiến pháp của mình khi không thể điều khiển việc thực hiện a posteriori của mình
  • Sửa đổi hiến pháp năm 1884 khiến không thể đặt vấn đề nghi ngờ "hình thức cộng hòa" của chế độ

Trái lại, những người ủng hộ chính phủ Vichy, chỉ ra rằng việc sửa đổi được thực hiện bởi hai phần ba đại biểu (Thượng viện và Hạ viện), tuân thủ đúng pháp luật.

Cuộc tranh cãi liên quan tới việc xóa bỏ pháp lý dựa trên sự vắng mặt và vắng mặt không tự ý của 176 đại biểu của nhân dân – 27 người đang ở trên tàu Massilia, và 92 đại biểu khác cùng 57 thượng nghị sĩ, một số đó đang ở trong nước nhưng không có mặt trong cuộc bỏ phiếu. Tổng cộng, nghị viện có 846 thành viên, 544 Hạ nghị sĩ và 302 Thượng nghị sĩ. Một Thượng nghị sĩ và 26 Hạ nghị sĩ đang ở trên tàu Massilia. Một thượng nghị sĩ không bỏ phiếu. 8 thượng nghị sĩ và 12 Hạ nghị sĩ vắng mặt có chủ đích. 57 thượng nghị sĩ và 92 hạ nghị sĩ vắng mặt không chủ đích. Vì thế, trong tổng số 544 hạ nghị sĩ chỉ 414 người bỏ phiếu; và trong 302 thượng nghị sĩ, chỉ 235 người bỏ phiếu. Trong số đó, 357 hạ nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ Pétain và 57 bỏ phiếu chống, trong khi 212 thượng nghĩ sỹ ủng hộ Pétain, và 23 bỏ phiếu chống. Dù Pétain có thể tuyên bố mình có tư cách pháp lý – đặc biệt khi so sánh với vai trò lãnh đạo hoàn toàn tự phong của Charles de Gaulle – những hoàn cảnh gây nghi ngờ của cuộc bỏ phiếu giải thích tại sao đa số nhà sử học PHáp không coi chính phủ Vichy là một sự tiếp nối đầy đủ của nhà nước Pháp.[5]

Văn bản được Nghị viện bỏ phiếu tuyên bố:

"Quốc hội trao toàn quyền cho chính phủ của nền Cộng hòa, dưới quyền lực và chữ ký của Thống chế Pétain, để thực hiện công bố một hay nhiều đạo luật một hiến pháp mới của nhà nước Pháp. Hiến pháp này phải đảm bảo các quyền của người lao động, của gia đình và của tổ quốc. Nó sẽ được phê chuẩn bởi quốc gia và được áp dụng bởi những cơ quan mà nó đã tạo ra.[6]

Đồng 1 Franc năm 1943.Mặt trước: "Nhà nước Pháp." Mặt sau: "Cần lao. Gia đình. Tổ quốc."

Đạo luật Hiến pháp ngày 11 và 12 tháng 7 năm 1940[7] trao cho Pétain mọi quyền lực (lập pháp, tư pháp, hành chính, hành pháp và ngoại giao) và chức vụ "lãnh đạo nhà nước Pháp" (chef de l'État français), cũng như quyền chỉ định người kế vị. Ngày 12 tháng 7 Pétain chỉ định Pierre Laval làm Phó Tổng thống và người kế vị của mình, và chỉ định Fernand de Brinon là đại diện tại Bộ tư lệnh Đức tại Paris. Pétain tiếp tục là lãnh đạo chính phủ Vichy tới ngày 20 tháng 8 năm 1944. Khẩu hiệu của Pháp, Liberté, Egalité, Fraternité (Tự do, Bình đẳng, Bác ái), bị thay thế bởi Travail, Famille, Patrie (Cần lao, Gia đình, Tổ quốc); nó đã được lưu ý bởi TFP cũng viết tắt cho hình phạt "travaux forcés à perpetuité" ("chung thân khổ sai").[8] Paul Reynaud, người không chính thức từ chức Thủ tướng, bị chính phủ Vichy bắt giữ tháng 9 năm 1940 và bị kết án chung thân năm 1941 trước khi Phiên tòa Riom được mở.

Pétain trên thực tế là một lãnh đạo độc tài, bất kể tới vị thế của ông như một người hùng thời Đệ tam Cộng hòa. Hầu như ngay sau khi được trao toàn quyền, ông bắt đầu buộc tội nền dân chủ thời Đệ Tam Cộng hòa là nguyên nhân dẫn tới thất bại nhục nhã của Pháp. Vì thế, chế độ của ông nhanh chóng chuyển sang độc tài – và ở một số khía cạnh là cả phát xít. Các quyền tự do dân chủ và sự đảm bảo dân chủ lập tức bị đình chỉ. Tội "felony of opinion" (délit d'opinion, ví dụ hủy bỏ tự do tư tưởngtự do biểu lộ) được tái lập, và những người chỉ trích thường bị bắt giữ. Các cơ quan dân bầu bị thay thế bằng những cơ quan do chỉ định. "Các chính quyền đô thị tự trị" và các ủy ban khu vực vì thế bị đặt dưới quyền quản lý hành chính và của các quận trưởng (được chỉ định và phụ thuộc vào quyền hành pháp). Tháng 1 năm 1941 Hội đồng Quốc gia (Conseil National), gồm những nhân sỹ vùng nông thôn và các tỉnh, được thành lập theo cùng các điều kiện.

Cả Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết đều công nhận chính quyền mới, dù có những nỗ lực của Charles de Gaulle ở London nhằm thuyết phục họ. Vì thế cả Canada và Australia cũng công nhận nó. Chỉ khi Đức chiếm đóng toàn bộ nước Pháp tháng 11 năm 1942 sự công nhận ngoại giao này mới kết thúc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_phủ_Vichy http://www.international.gc.ca/history-histoire/wo... http://www.amazon.com/Choices-Vichy-France-French-... http://www.amazon.com/France-Years-1940-1944-Julia... http://www.amazon.com/Marianne-Chains-France-Durin... http://www.amazon.com/Vichy-France-Guard-Order-194... http://axis101.bizland.com/FlemishFeldpost.htm http://deuxiemeguerremondia.forumactif.com/t8009-l... http://www.german-foreign-policy.com/en/fulltext/5... http://books.google.com/?id=nCE_2I4vyZkC&printsec=... http://books.google.com/books?id=Q7ORlIpHKLEC&pg=P...